Posted on Leave a comment

Kích thước Card visit

name card là gì

Trong thiết kế card visit, các nhà thiết kế thường tạo ra các khoảng trắng. Các khoảng có thể được hiểu là các khoảng cách giữa các thông tin, hình ảnh. Một thiết kế tốt tạo cảm giác hoài hoà, không khiến người nhận cảm thấy ngộp thở vì quá nhiều thông tin ken đặc với nhau. Khoảng trắng được tạo ra lại quan hệ mật thiết với kích thước card visit, hay nói cách khác, người thiết kế thường căn cứ vào kích thước chuẩn để tạo ra các thiết kế phù hợp.

Để hiểu rõ hơn về khoảng trắng bạn có thể đọc thêm: 7 lời khuyên về những thông tin khi thiết kế card visit

Kích thước card visit hoàn toàn không có một tiêu chuần duy nhất nào. Nó tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, văn hoá, địa phương, quốc gia và cả thói quen của người sử dụng. Chúng ta thử điểm qua một số kích thước thường được dùng nhất cho name card.

Tỷ lệ của danh thiếp (ratio)

Tỷ lệ của card visit được hiểu là tỷ lệ giữa chiều rộng trên chiều cao, tỉ lệ này có thể dao động từ 1.4 – 1.8. Có thể bạn chưa biết, hoặc không để ý đến tỉ lệ này. Nó hầu như tồn tại khắp nơi xung quanh bạn. Này nhé, bạn thấy tỉ lệ tờ giấy A4 bạn sử dụng hàng ngày không? Nó là 297 x 210 (mm), tỉ lệ của nó là: 1.414. Bạn thử đo và tính kích thước của một chiếc thẻ ngân hàng đang có trong ví của bạn, tỉ lệ này cũng rơi vào 1.4 – 1.8 đấy. Và còn nhiều thứ nữa.

Kích thước card visit theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO)

Đối với tiêu chuẩn quốc tế, kích thước card visit được quy định là khổ A8, C8 trong tiêu chuẩn về khổ giấy có mã ISO 216. Trong tiêu chuẩn ISO 216, quy định đến 3 khổ giấy được đặt tên là A, B, C. Trong đó

  • A0 có kích thước tiêu chuẩn là 841 × 1189 (mm) tương đương 33.1 × 46.8 inches.
  • B0 có kích thước tiêu chuẩn 1000 × 1414 (mm) tương đương 39.4 × 55.7 inches
  • C0 có kích thước tiêu chuẩn là 917 × 1297 (mm) tương đương 36.1 × 51.1 inches

Bạn có thể tham khảo kích thước card visit theo tiêu chuẩn ISO trong bảng bên dưới:

mminchesRatio
A Series52 × 742.0 × 2.91.42
B Series62 × 882.4 × 3.51.42
C Series57 × 812.2 × 3.21.42
Kích thước danh thiếp theo tiêu chuẩn iso 216

Tip: có thể bạn đã biết, kích thước giấy nhỏ hơn kế tiếp ( A0 -> A1), được tính bằng cách lấy cạnh dài nhất của dài nhất chia đôi. Ví dụ: A0 841 × 1189 (mm) thì A1 có kích thước là 594.5 x 841 (mm) .

Tuy nhiên, trong thực tế, bạn rất ít khi gặp danh thiếp với kích thước theo tiêu chuẩn ISO.

Kích thước card visit ở các vùng khác nhau trên thế giới

Mặc dầu đã có tiêu chuẩn ISO cho kích thước danh thiếp, Nhưng, ở từng vùng từng quốc gia lại có những biến thể khác nhau. Những biến thể này có thể do quy định ở các quốc gia, hoặc cũng có thể do quan hệ làm ăn giữa các vùng với nhau, cũng có thể là do đặc điểm văn hoá, thói quen.

Bạn có thể tham khảo một kích thước card visit ở bảng dưới.

Quốc gia/chuẩnDimensions (mm)Dimensions (in)
Ireland, Italy, United Kingdom, France, Germany, Austria, Netherlands, Spain, Switzerland, Belgium, Slovenia, Portugal, Turkey, Nepal85 × 553.346 × 2.165
ISO/IEC 7810 ID-1, credit card sized, Australia85.60 × 53.983.370 × 2.125
Australia, Denmark, New Zealand, Norway, Taiwan, Sweden, Vietnam, India, Colombia90 × 553.54 × 2.165
Japan91 × 553.582 × 2.165
Hong Kong, China, Singapore, Malaysia90 × 543.543 × 2.125
Canada, United States88.9 × 50.83.5 × 2
Iran85 × 483.346 × 1.889
Sri Lanka, Argentina, India, Brazil, Bosnia and Herzegovina, Costa Rica, Czech Republic, Croatia, Estonia, Finland, Hungary, Israel, Kazakhstan, Lithuania, Poland, Romania, Russia, Serbia, Montenegro, Slovakia, Ukraine, Uzbekistan, Bulgaria, Latvia, Mexico, South Korea and South Africa90 × 503.543 × 1.968
ISO 216, B8 sized90 × 503.543 × 1.968
Kích thước danh thiếp các quốc gia trên thế giới

Các loại kích thước danh thiếp tại Việt Nam và các lưu ý

Tại thị trường Việt Nam, hiện tồn tại rất nhiều kích thước card visit khác nhau, do quá trình hội nhập kinh tế với thế giới. Tuy nhiên, kích thước tiêu chuẩn, phổ biến nhất vẫn là 55 × 90 mm (3.582 × 2.165 inches). Một kích thước khác khá phổ biến là 85 × 55 mm (3.346 × 2.165 inches), do các công ty Châu Âu đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty kinh doanh xe hơi.

Tại sao bạn nên in card visit với kích thước tiêu chuẩn?

Do tính chất phổ biến của các kích thước tiêu chuẩn, card visit của bạn dễ dàng sắp xếp vào các bài in danh thiếp khác để in chung, bạn sẽ tiết kiệm chi phí.

Lưu ý gì khi thiết kế card visit?

Do quá trình in ấn và cắt xén thành phẩm, card visit có thể hao hụt so với kích thước thực tế. Do đó khi thiết kế bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Luôn thiết kế với kích thước card visit lớn hơn kích thước tiêu chuẩn 3mm ở mỗi cạnh. Ví dụ: kích thước bạn chọn 55 x 90 (mm), bạn thiết kế với kích thước 61 x 96 (mm). Vì sao? Do sai số trong quá trình cắt thành phẩm, sẽ xuất hiện các đường trắng không mong muốn ở các cạnh, đặc biệt là các thiết kế có hình nền, hoặc màu nền. Đây được gọi là thiết kế tràn viền.
kích thước card visit
Kích thước card visit
  • Luôn thiết kế logo, nội dung danh thiếp trong giới hạn an toàn, tránh bị mất nội dung khi cắt xén. Giới hạn này có kích thước nhỏ hơn kích thước tiêu chuẩn tối thiểu 3mm ở mỗi cạnh.

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp một số kiến thức bổ ích cho bạn! cám ơn!

Posted on Leave a comment

7 lời khuyên về những thông tin khi thiết kế card visit

name card là gì

Thiết kế card visit sao cho phù hợp khi bạn có quá nhiều thông tin cần cung cấp cho khách hàng tiềm năng. Sau đây là 7 lời khuyên dành cho bạn.

Một tấm card visit tốt không chỉ là công cụ cung cấp thông tin của bạn đến khách hàng tiềm năng, mà còn mở ra cơ hội kết nối với mọi người trong tương lại. Vì lý do này, card visit tốt sẽ không bao giờ bị thay thế bởi bất kỳ công cụ kết nối số nào khác, bởi vì bất kỳ công cụ số nào nếu thiếu yếu tốt con người đều mất cân bằng.

Card visit mở rộng khả năng truyền tải thông tin chính xác bạn là ai và bạn làm gì một các đáng nhớ, mạnh mẽ và có ý nghĩa.

Bắt đầu với mẫu name card chất lượng cao, cho bạn nền tảng tốt để xây dựng chúng. Với một mẫu thiết kế tốt trong tay, sau đấy, bạn cần điều chỉnh nó, thêm các thông tin cốt lõi vào danh thiếp của bạn.

Vậy, những thông tin nào nên được thêm vào danh thiếp?

Ở đây có 7 lời khuyên, bạn có thể dùng để thay đổi danh thiếp của bạn từ một mẫu giấy có thể bị bỏ đi thành tác nhân kết nối mạnh mẽ, tạo cú hít cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.

Logo và lời giới thiệu khi thiết kế card visit #1

Trước khi bạn nghĩ về thông tin gì sẽ được đặt lên card visit, bạn cần phải chắc chắn, đã bao gồm logo và lời giới thiệu vào đấy. Như một phần mở rộng của thương hiệu, danh thiếp phải truyền tải được nhận diện thương hiệu, thông qua hình dáng, màu sắc, và từ ngữ đặc trưng.

Bất kỳ ai cầm card visit của bạn trện tay, họ nhận ra ngay thương hiệu của bạn ngay tức thì, và cũng nhận ra nó ở đâu đó trong tương lai, như là website, trên bìa giấy giới thiệu, hay trong những lá thư, thậm chí trong của hàng hay studio của bạn.

Tên và chức danh, trong thiết kế card visit #2

Đây là điều hiển nhiên phải không? Nhưng bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng có rất nhiều người mắc lỗi này. Đầu tiên là phần tên, nếu tên bạn là Ngô nhưng bạn thích được gọi là Bắp (vì một lý do nào đấy), nên đặt nó ra phía sau namecard. Card visit không có nghĩa cung cấp gia phả gia đình, nhưng giới thiệu bạn đến mọi người cách gọi thân mật khi trò chuyện với bạn. Giới thiệu bản thân như bạn muốn được gọi là tránh những việc giới thiệu lại sau này.

Chức danh, nghề nghiệp? Người làm tự do, doanh nhân,  hay người kinh doanh nhỏ, bạn phải kiêm nhiều nhiệm vụ trong công việc hiện tại. Nhiệm vụ nào bạn nên điền nó tên name card? Hãy sử dụng chức danh mô tả chức năng chính trong doanh nghiệp, nhiệm vụ mà khách hàng tiềm năng có thể thuê bạn làm.

Tôi đã nhận được rất nhiều card visit tại các cuộc hội thảo và sự kiện liên kết đầu tư, không nói lên nhiệm vụ chính của người dùng nó. Giới thiệu là CEO, nhà sáng lập, hay chủ tịch, có lẽ bạn nghĩ nghe có vẻ thú vị, nhưng điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Khi nhận danh thiếp, tôi không thật sự biết công việc của họ là gì hay tại sao tôi nên gọi cho họ.

Bạn thử nhìn một tấm danh thiếp với chức danh: Nguyễn Văn A, Video Master, không cho tôi thông tin cụ thể nào. Anh ấy là người quay phim? Biên tập phim? hay Một người viết kịch bản.

Nếu bạn muốn thêm vị trí trên danh thiếp, hay thêm chúng phía sau chức năng chính của bạn.

Nguyễn Văn A

Quay phim, đồng sáng lập Video Master

Thông tin liên hệ #3

Thông tin liên hệ là phần quan trọng của card visit. Nếu bạn muốn mọi người liên hệ với bạn, bạn phải biết cách làm  như thế nào. Nhưng những thông tin liên hệ nào cần nên đặt lên danh thiếp. Từ khoá bạn nên nó là “trực tiếp”.

Do bản chất trao tay, card visit tạo ra kết nối giữa khách hàng tiềm năng và bạn. Bạn không muốn phá kết nối với khách hàng khi cung cấp thông tin chung chung như info@….com hay một đường điện thoại tổng mà họ phải phải bấm số phụ hoặc qua tổng đài viên mới có thể trao đổi được với bạn.

Ở  một khía cạnh khác, tôi chắc chắn bạn sẽ rất khó chịu khi liên lạc đến đơn vị có kinh doanh có đứa bé nào đấy trả lời điện thoại, hoặc một email tên người @gmail.com, có gì đấy không chuyên nghiệp. Và thật sự là không chuyên nghiệp.

thông tin liên hệ, thiết kế card visit cho phù hợp
Thông tin trực tiếp đến khách hàng

Vì thế, khi thiết kế card visit, bạn luôn cung cấp trực tiếp những thông tin liên lạc thật sự chuyên nghiệp, điều đó có lợi cho công việc kinh doanh của bạn. Và tránh cung cấp các thông tin mang tính chất riêng tư.

Có nên cung cấp địa chỉ vật lý? Chỉ khi bạn có cửa hàng, trụ sở, nơi hoạt động kinh doanh chính, nên khi thiết kế card visit, bạn có thể cung cấp cho khách hàng một địa chỉ cụ thể. Nếu bạn là một người chụp ảnh, hoạt động ở phạm vi cụ thể nào đấy, ít nhất bạn cũng nên cung cấp khu vực của bạn trên card visit. Nếu bạn là một người viết thuê, hoạt động chủ yếu trên internet, bạn không cần phải cung cấp địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Đơn giản là nó không hợp lý.

Trang web cá nhân của bạn, Trang thông tin, chứ không phải là trang chủ #4

 Mục đích là gì khi bạn đặt địa chỉ website của bạn lên danh thiếp?. Không đơn giản là để mọi người thấy bạn có nó. Hầu hết mọi người điều có trong thời điểm hiện tại. Hy vọng, một thời điểm thú vị nào đấy trong tương lai, người nhận bị thu hút bởi name card của bạn, họ sẽ tò mò gỏ địa chỉ website trên trình duyệt và tìm thêm thông tin về bạn. Vì thế tại sao không gởi cho họ trang thông tin với mục đích như thế?

Tạo ra một trang với thông điệp ngắn hay đoạn clip vui, nơi họ có thể hiểu hơn về bạn và cách bạn có thể giúp họ. Đặt một quà tặng đặc biệt hay một phần thưởng nhỏ có thể tải xuống, cho người ghé thăm và cám ơn họ. Tóm lại, gởi đến khách hàng tiềm năng một trang mà tăng thêm mối liên kết đã được bạn tạo ra khi trao danh thiếp của bạn.

Lời khuyên cuối: khi bạn thiết kế card visit bao gồm đường liên kết đến website của bạn, nó nên thật ngắn và dễ nhớ. Địa chỉ quá dài khiến họ khó nhớ và rất lười để truy cập. Giữ cho nó đơn giản, hấp dẫn và bạn sẽ nhận được cơ hội sao hơn để “dụ” họ truy cập. Về các nhân, tôi sẽ bị thu hút khi truy cập vào “domain.com/magic” hơn là “domain.com/landing-page”.

Mạng xã hội #5

Đưa các hồ sơ trên mạng xã hội vào danh thiếp. Nhưng không phải tất cả nhé! Các kênh mạng xã hội đã trở nên cần thiết trong cả kinh doanh truyền thống và kinh doanh online. Nếu bạn không có trên mạng xã hội, bạn không tồn tại trong mắt khách hàng, theo đúng nghĩa đen.

Tuy nhiên, điều đấy không có nghĩa là, bạn nên đưa tất cả tài khoản mạng xã hội mà bạn có lên danh thiếp của bạn. Đầu tiên, vì card visit tuân theo luật thiết kế đơn giản ở lời khuyên 6. Thứ 2, bạn muốn cung cấp cho khách hàng tiềm năng kết nối với bạn, đừng để chúng lấn át các thông tin liên hệ khác. Phải có chiến lược về danh sách mạng xã hội và chỉ cung cấp một vài kênh, nơi mà khách hàng tiềm năng cảm thấy thú vị về công việc của bạn.

danh thiếp và mạng xã hội social media

Ví dụ, nếu bạn là nhiếp anh gia hay quay phim thì nên ưu tiên instagram trong danh sách mạng xã hội. Nếu bạn là người thiết kế đồ hoạ, bạn nên thêm mạng xã hội behance. Khi thiết kế card visit, bạn chỉ nên dùng các tài khoản bạn thường xuyên dùng, chứ không phải tất cả.

Khoảng trắng #6

 Vâng, khoảng trắng vô cùng quan trọng. Đã bao nhiêu lần, bạn cầm được tấm danh thiếp nồi nhét quá nhiều thông tin khiến bạn cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, …? Hãy nhớ, mục tiêu của danh thiếp là mời họ kết nối với bạn. Lộn xộn khiến bạn mất điểm với khách hàng.

Dĩ nhiên, khoảng trắng không phải có nghĩa là màu trắng. Nó có nghĩa, phải có những khoảng trống trên danh thiếp cho những thông tin ( để khách hàng tiềm năng tập trung vào thông tin cần thiết) “dễ thở”. Thiết kế card visit hãy dựa vào những thiết kế tối giản loại bỏ những thông tin không cần thiết, dành khoảng trắng cho những thông tin quan trọng.

Kích thước card visit cũng khá quan trọng để bạn tạo ra các khoảng trống hợp lý khi bạn thiết kế card visit. Tuy nhiên, kích thước lại tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền, văn hoá, quốc gia khác nhau. Bạn có thể tham khảo

Đọc thêm: Kích thước card visit

Sáng tạo #7

Lời khuyên cuối cùng, quan trong nhất là thiết kế của các name card. Tất cả các lời khuyên trên thuộc danh mục giúp bạn có kết quả tốt. Ngay cả khi bạn thiết kế card visit tỉ mỉ từng hướng dẫn trên, nhưng mẫu thiết kế tầm thường và nhìn trông chán (chúng ta đã thấy hàng ngàn lần trước đây), sẽ không ai liên lạc với bạn ngay đâu. Không phụ thuộc vào bao nhiêu card visit bạn cho đi.

Hãy cho mọi người thấy những gì bạn làm thông qua mẫu thiết kế card visit, hơn là bạn nói điều đó thông qua chức danh. Nếu bạn là một nhà sản xuất âm nhạc, bạn có thể sử dụng danh thiếp được thiết kế như một một mẫu DJ hay mẫu danh thiếp piano tuỳ thuộc vào loại âm nhạc tạo ra.

Nếu bạn là nhiếp ảnh gia, bạn có thể chọn thiết kế card visit với máy ảnh hiện đại hay một số loại thiết kế card visit cổ điển, nếu nó giới thiệu rõ hơn thương hiệu của bạn. Một danh thiếp với mục đích như trên bạn có thể tham khảo bên dưới.

mẫu danh thiếp card visit theo ngành nghề

Hãy làm chúng cười, gợi mở chúng, lấp đầy chúng ở những khoảng trống. Hãy sáng tạo.

Tài liệu tham khảo: tutplus

Posted on Leave a comment

Sử dụng danh thiếp – các lỗi cần tránh

trao card visit

Đừng vội nghĩ đưa danh thiếp là chuyện đơn giản và nhỏ nhặt. Có những điều bạn cần để tâm khi trao cho đối tác hoặc khách hàng tấm danh thiếp của bạn.

Trong lần đầu tiên gặp mặt đối tác, việc đầu tiên bạn nên làm là hỏi thăm họ một cách thân thiện, đồng thời nêu rõ tên công ty mình, sau đó đưa danh thiếp của mình cho đối tác. Việc đầu tiên phải nhớ, danh thiếp có thể để trong túi áo comple nhưng không được đút trong túi quần và lôi ra, vì đó là một hành động không lịch sự.

Khi trao danh thiếp cho đối tác tốt nhất nên dùng tay trái, mặt chính của danh thiếp nên hướng lên phía trên, hướng đặt danh thiếp nên để phần họ tên thuận theo hướng nhìn của người nhận, giúp họ dễ dàng đọc được tên trên danh thiếp.

Khi đưa danh thiếp cho người đối diện, bạn nên mỉm cười, ánh mắt nhìn tập trung vào họ, nên dùng ngón tay cái kết hợp với ngón tay trỏ cầm góc trên của danh thiếp, và trao danh thiếp cho người đối diện.

Nếu bạn đang ở tư thế ngồi thì bạn nên đứng dậy để đưa danh thiếp hoặc hơi cúi người về phía trước khi đưa, khi trao danh thiếp nên nói vài câu như: “Tôi là X, đây là danh thiếp của tôi” hoặc giả dụ: “xin gửi ngài danh thiếp của tôi”.

Khi trao danh thiếp bạn nên chú ý: Người có chức vụ thấp hơn nên trao danh thiếp cho người có chức vụ cao hơn trước; người nam nên trao danh thiếp ra trước cho người nữ. Khi bạn tiếp xúc một lúc với nhiều người, bạn nên trao danh thiếp cho người có chức vụ cao nhất và người nhiều tuổi nhất. Nếu trong trường hợp bạn không thể phân biệt được tuổi tác và chức vụ của họ thì bạn nên trao danh thiếp cho những người ở phía bên trái bạn.

Khi bạn nhận danh thiếp do người khác đưa, bạn nên đứng dậy, mỉm cười, kết hợp giữa ngón cái và ngón trỏ nhận danh thiếp, nên cầm vào hai góc bên dưới của danh thiếp, đồng thời nói câu “Cảm ơn”, “Rất vinh hạnh khi nhận được danh thiếp của ngài (bà)”…Sau khi nhận xong danh thiếp không nên vứt lung tung.

Nếu như cuộc hẹn đã được sắp đặt từ trước, thì bản thân người đó đã có hiểu biết nhất định về bạn, hoặc có người đã giới thiệu bạn cho họ, vì vậy bạn có thể chào hỏi họ và đi trực tiếp vào nội dung công việc. Trong quá trình tiếp xúc và nói chuyện hoặc khi bạn sắp đứng dậy chào họ ra về, bạn mới rút danh thiếp ra đưa cho đối phương. Điều này giúp họ có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn, đồng thời thể hiện cho họ thấy rằng bạn rất có thành ý muốn duy trì tiếp mối liên hệ lâu dài với họ.

Khi bạn phải đi công tác đến một vùng hoàn toàn mới, trên danh thiếp nên ghi lại tên khách sạn mà bạn đang nghỉ, số điện thoại liên lạc bạn đang sử dụng lúc đó, khi đối phương gửi danh thiếp của họ cho bạn, bạn nên lấy tay trái đón nhận danh thiếp của họ. Nhưng đồng thời lúc đó tay phải cũng phải giơ ra, dùng hai tay cầm danh thiếp.

Sau khi đã nhận xong danh thiếp của đối phương, bạn nên gật đầu biểu hiện thay lời cảm tạ, không nên cất ngay danh thiếp đi, cũng không nên nghịch danh thiếp một cách tuỳ ý, hoặc vứt lung tung. Ngược lại sau khi nhận xong danh thiếp bạn nên đọc qua một lượt một cách cẩn thận, cần chú ý các mục ghi trên danh thiếp như: họ tên của người trao danh thiếp, chức vụ, tên chức vụ; đồng thời, đọc danh thiếp nhưng không phát ra tiếng, thể hiện cho họ biết thái độ coi trọng của bạn dành cho họ.

Trong quá trình đọc danh thiếp nếu bạn chưa xác định rõ được cách xưng hô tên họ của họ thì có thể hỏi lại đối phương, sau đó đút danh thiếp vào trong túi áo hoặc túi xách tay, sổ kẹp danh thiếp…của bạn.

Khi đối phương trao danh thiếp của họ cho bạn, nếu bạn không mang danh thiếp hoặc chưa có danh thiếp thì đầu tiên bạn phải tỏ ý xin lỗi họ, sau đó nói ra lý do thực của bạn.

Ngoài việc sử dụng danh thiếp trong các buổi đàm phán và gặp gỡ trực tiếp, danh thiếp còn có rất nhiều những tác dụng linh động khác.

– Khi đi thăm hỏi đối tác, khi đó người bạn cần gặp lại không có nhà, bạn có thể lưu danh thiếp của mình lại, khi họ về nhìn thấy danh thiếp của bạn, họ có thể biết được rằng bạn đã đến.

– Để kèm danh thiếp có ghi rõ địa điểm và thời gian theo thư rồi gửi đi có thể thay một lời mời chính thức, và nó sẽ quy củ và có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với việc bạn nói bằng miệng hoặc gọi điện thoại mời họ tham dự.

– Nếu như bạn muốn gửi một món quà nhỏ cho đối tác, nhưng không thể đưa trực tiếp mà cần phải gửi qua một người khác, thì nên để kèm danh thiếp lưu tên họ của bạn trong gói quà.

Nguồn: careerbuilder.vn

Posted on Leave a comment

Danh thiếp là gì?

card visit

Name card(hay còn gọi là danh thiếp, card visit), có thể nói là một vật chứa đựng rất nhiều thông tin của người đối diện, thậm chí cả tính cách của họ. Danh thiếp là gì? kích thước danh thiếp ra sao? lại có thể có sức mạnh thần kì như thế? Chúng ta cùng tìm hiểu để biết và tránh những sai lầm thi in và sử dụng danh thiếp.

Danh thiếp là gì?

Danh thiếp (business cards, hay name card) là những mẫu thiếp chứa các thông tin về công ty, doanh nghiệp, hoặc cá nhân. Thông thường, chúng bao gồm các thông tin như tên-họ, chức danh, số điện thoại , số fax, email, địa chỉ công ty và website.

Chúng được dùng trong các hội nghị, hội thảo gởi đến người tham gia, hoặc trao cho đối tác, khách hàng trong các cuộc gặp trao đổi công việc kinh doanh, hợp tác,…

name card là gì
Danh thiếp

Các loại danh thiếp, khi công nghệ in còn chưa phát triển, thường đơn giản chỉ là chữ đen trên nền trắng, được bố trí đặc thù, được in bằng các bản khắc để mô tả nghề nghiệp của người sử dụng chúng.

Vào cuối thế kỷ 20, cùng với những tiến bộ của công nghệ in ấn, đã thúc đẩy những thay đổi phong cách thiết kế, in ấn. Ngày nay, một chiếc name card chuyên nghiệp sẽ bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh của thiết kế, nghề nghiệp, kể cả triết lý kinh doanh của công ty.

Cấu trúc của name card

business cards được in trên một số định dạng tiêu chuẩn, thịnh hành, bao gồm các hiệu ứng hình ảnh, phương pháp in, chi phí, và các chi tiết khác liên quan đến văn hoá, kể cả các sở thích các nhân.

Định lượng thông thường cũng thay đổi theo từng khu vực. Tuy nhiên, chung nhất, bussiness card thường được in trên loại giấy thông dụng, có định lượng 300gsm – 350gsm (g/m2), hoặc độ dày 12pt.

Bạn có thể in danh thiếp tại nhà với các máy in laser, hoặc máy in phun cá nhân, sử dụng các mẫu thiết kế có sẳn (trên internet). Tuy nhiên, để có những card visit chuyên nghiệp hơn, bạn cần tìm các đơn vị cung cấp chuyên nghiệp. Họ có thể tư vấn cho bạn loại giấy, hình thức in theo nhu cầu sử dụng. Các đơn vị in ấn có đủ các loại máy móc cần thiết để tạo ra các bản in đẹp, chuyên nghiệp.

Hiện nay, Các mẩu danh thiếp được in ấn trên các máy in 4 màu CMYK (lục lam, đỏ, vàng, và đen) cho ra dải màu sắc đủ rộng để thể hiện hầu hết các màu sắc, hình ảnh trong thực tế. Ngay cả khi, bạn cần in màu sắc đặc thù (spot color), các máy in offset có thể đáp ứng nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, bạn phải chấp nhận chi phí cao cho việc in như thế.

Danh thiếp cũng có thể được in trên các máy in kỹ thuật số. Chúng thường được in khi bạn có nhu cầu in trên chất liệu giấy đẹp (giấy mỹ thuật), số lượng ít. Các máy in có thể đáp ứng này là Bizhub 5500 Konica Minolta, HP indigo.

HP indego
Máy in HP indego có thể in trên các loại giấy mỹ thuật định lượng lên đến 405gsm

Kích thước card visit

Tỷ lệ ngang/dọc có giá trị từ 1.42 đến 1.8., Không có bất kỳ tiêu chuẩn nào đối với kích thước của danh thiếp. Tuy nhiên, bạn có thể chọn các kích thước cơ bản để cho việc tiện lưu trữ khi cần giao dịch. Ví dụ: ngân hàng 85 x 54 (mm) , hoặc Tây Âu 85 x 55 (mm).

Một số mẩu kích thước ở các nước trên thế giới trong bảng bên dưới

Country/StandardDimensions (mm)Aspect ratio
ISO 216A8 sized74 × 521.423
Ireland, Italy, United Kingdom, France, Germany, Austria, Netherlands, Spain, Switzerland, Belgium, Slovenia, Portugal, Turkey, Nepal85 × 551.545
Australia, Denmark, New Zealand, Norway, Taiwan, Sweden, Vietnam, India, Colombia90 × 551.636
Bảng kích thước các nước khác nhau

Chất liệu

Thông thường, Card visit được in trên giấy couche (có cán màng 2 mặt), hoặc giấy mỹ thuật (giấy gân, giấy mặt nhám …). Tuy nhiên, với công nghệ in hiện tại, bạn có thể thấy có các loại chất liệu khác như PVC, PVC trong, PVC kim loại, tinh thể. Có cả các chất liệu đặc biệt khác như cao su, cao su nam châm, gỗ.

Phong cách thiết kế

Phong cách thiết kế phụ thuộc hầu hết vào tính chất văn hoá của quốc gia, vùng miền. Nó thể hiện tính chất công việc, nghề nghiệp của bản thân người sử dụng.

Mặc dù phong cách thiết kế name card trải qua nhiểu thay đổi, nó vẫn phải đảm bảo được nguyên tắc cơ bản trong thiết kế danh thiếp, phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người nhận. Đảm bảo nêu bật giá trị cốt lỗi của người sử dụng, cũng như tổ chức của họ.

Bạn có thể tham khảo một số loại card trên trang của chúng tôi

Bài viết có tham khảo nguồn từ: wikipedia.org

Đọc thêm: Sử dụng danh thiếp – các lỗi cần tránh